Chuyển đến nội dung chính

''NGƯỜI THỨ BA'' QUA CÁCH NHÌN CỦA ''THÁNH CA TỬ THẦN''


Từ lâu tôi đã không còn rơi nước mắt vì những bi kịch của một bộ phim kể từ sau khi xem Moon Lovers (Người tình ánh trăng). Tôi nghĩ đây chắc là cái kết nghiệt ngã cay đắng nhất mà tôi từng xem rồi. Nhưng không, cũng có một bộ phim khác chứa đựng nỗi đau khổ dằn xé hơn nữa.

THÁNH CA TỬ THẦN - BI KỊCH GIỮA ĐAM MÊ VÀ GIA ĐÌNH, NGƯỜI THỨ BA HAY CUỘC HÔN NHÂN SẮP ĐẶT

Đây là một tác phẩm phim truyền hình của đạo diễn Park Soo Jin lấy cảm hứng từ sự kiện có thật về bi kịch câu chuyện tình giữa nhà soạn kịch thiên tài Kim Woo Jin (Lee Jong Suk thủ vai) và cô ca sĩ giọng Soprano Yun Sim-Deok (Shin Hye-Sun thủ vai) trong bối cảnh 1920 Triều Tiên đang là thuộc địa của Nhật. Họ gặp nhau và yêu nhau khi đang du học ở Tokyo. Anh lúc này là sinh viên khoa văn và cũng là trưởng đoàn kịch với niềm đam mê thỏa sức được viết. Cô với giọng hát Soprano truyền cảm đang là sinh viên ngành thanh nhạc với ước mơ trở thành giọng nữ cao đầu tiên ở Triều Tiên. Hai con người cùng chung dòng chảy nghệ thuật tưởng chừng là một đôi nam thanh nữ tú thì nghịch cảnh xảy ra trong một lần cô cùng đoàn kịch đến thăm nhà anh và biết được rằng anh đã có một người vợ. Nhưng đó chỉ là một cuộc hôn nhân được bố mình sắp đặt. Trước sự thật trớ trêu đó, anh vẫn quyết định theo đuổi cô sau nhiều năm cố quên. 

Tựa như một thướt phim cổ xúy cho ''người thứ ba'' nhưng nếu chúng ta có một cái nhìn toàn diện và tích cực. Đây là một tác phẩm xứng đáng được công nhận là bản tình ca lãng mạng trong một tàn dư của xã hội phong kiến mục nát. 

Bất kì trong một câu chuyện tình nào hay một cuộc hôn nhân nào, ''người thứ ba'' sẽ không phải là một cụm từ hay ho khi nhắc đến. Người ta nói rằng, những người thứ ba luôn là người xấu xa, là kẻ làm rạn nứt tình cảm của người khác và là những người cướp đi hạnh phúc của những đôi lứa đang yêu nhau. Tôi cũng đồng ý như thế xét theo phương diện nào đó. Nhưng tôi cho rằng khi chúng ta còn đang yêu nhau thật lòng, dù cho bất kì ai có cố gắng xen vào, ta không mở lòng thì không ai có thể làm lung lay chính bản thân ta. Và nữ chính trong Thánh Ca Tử Thần đã chạm được đến nơi trái tim lãng mạng của nhà biên kịch Woo Jin mang niềm đam mê nghệ thuật cháy bổng. 

Trong suốt quãng đời, Woo Jin đã phải sống trong sự sắp đặt của người bố độc đoán. Anh yêu thích nghệ thuật và say mê viết văn, bố anh lại muốn anh nối nghiệp của gia tộc. Là một người sống hết mình vì đam mê nhưng Woo Jin vẫn hiểu được nghĩa vụ của gia đình nên sau khi du học về, Woo Jin vẫn tận tâm cho sự nghiệp mà người bố mong đợi song song đó vẫn thỉnh thoảng viết bài cho các tạp chí. Dù hết lòng với công việc của gia đình nhưng bố anh vẫn không hài lòng và ra sức cấm cản niềm đam mê nghệ thuật trong Woo Jin. Ông cho rằng viết văn và yêu nước là chuyện thiếu thực tế. Không những thế, ngay cả tình yêu của con, ông cũng sắp đặt thay. Ông cưới cho Woo Jin một người vợ mà chính con mình không biết mặt lại chẳng yêu thương. Với một tâm hồn người nghệ sĩ, sống một cuộc đời không phải chính mình là một điều đau đớn.

Trên danh nghĩa là một người vợ sắp đặt. Việc Woo Jin mở lòng với cô ca sĩ tôi cho rằng đây là điều đầu tiên mà Woo Jin quyết định sống cho chính mình. Suốt quãng đời của Woo Jin theo dòng chảy bộ phim, anh chỉ đúng hai lần được sống.

Lần 1, sống và để yêu em - Sim Deok. Dù mang danh là người đã có vợ, nhưng ở những phút đầu của bộ phim. Ta dễ dàng nhận ra Woo Jin có tình cảm với Sim Deok. Bởi lẽ đây là một cô gái thanh khiết, đầy nhiệt huyết và cũng mang trong mình dòng chảy nghệ thuật như Woo Jin. Cô ủng hộ cho vở kịch của anh ngay lúc đứng trên thềm tan rã của đoàn kịch và khích lệ tinh thần của mọi người. Điều đó ít nhiều đã chạm đến trái tim một người yêu những con chữ như Woo Jin. Bởi lẽ đây là lần đầu tiên có người ủng hộ và tiếp thêm tinh thần cho tác phẩm của anh sau cả một chặn đời sống trong sự cấm đoán của người bố và ngay cả vợ anh cũng là người ngầm không ủng hộ chuyện đó. Thì Sim Deok xuất hiện như một tia sáng chói lọi cho chuỗi ngày bóng tối dồn nén con người đầy khát vọng đam mê. Trong chúng ta ngay giữa lúc không một ai hiểu cho con đường của chính mình, có phải điều đó quá cô đơn tuyệt vọng và không gì hơn nếu có một người xuất hiện và cùng ta bước tựa như một đống tro sắp tàn nhưng ngọn lửa nào đã thắp sáng lên một lần nữa. Sim Deok - ''người thứ ba'' bước đến bên Woo Jin là một tất yếu khơi dậy sức sống trong lòng một nhà văn đã chết từ lâu. 

Lần 2, chết và để yêu em, yêu chính mình

Đôi khi con người ta khao khát được chết không phải để chạy trốn mà là chết để sống cho chính mình, sống một cuộc đời tự do. Kết phim đẫm nước mắt khi Woo Jin và Sim Deok quyết cùng kết thúc cuộc đời mình để sống trọn bên nhau. Kết thúc chuỗi ngày sống một cuộc đời theo sự tô vẽ của người khác. Giờ đây ở bên kia thế giới, họ sẽ được là chính mình, là một nhà biên kịch tài ba và là một cô ca sĩ Opera giọng trong trẻo trong một thế giới không coi nghệ thuật là sự rẻ mạt. Kết thúc này làm tôi nhớ đến Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Trong sự áp bức bóc lột không bằng trâu bằng ngựa với một cô gái tha thiết yêu đời, Mị đã cố chết từ lần này đến lần khác. Chết đi để được sống. Sống một cuộc sống cho chính bản thân. ''Người có sống đúng nghĩa không? Không. Ta khao khát cái chết để được sống đúng nghĩa.''  - Trích Sự Sống Và Cái Chết (1946).

Ở đâu đó trong tàn dư của một xã hội phong kiến mục nát chèn ép con người ta vào bước được cùng, có một câu chuyện tình lãng mạng giữa hai con người yêu nghệ thuật và sống vì tình yêu vĩnh hằng của chính mình. Số phận nghiệt ngã đã đẩy họ vào con đường chết để được sống trọn với hạnh phúc của bản thân, hạnh phúc mà họ luôn ao ước trong một thế giới không mang lại điều đó. Thánh Ca Tử Thần - tình ca lãng mạng nhưng bi kịch đẫm nước mắt. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tôi Đã Có Một Thanh Xuân Như Thế

11.07.2020 Tôi đã ra trường thật rồi! Cái ngày mà tôi hằng mong ước nó đến thật mau. Cuối cùng nó cũng đến rồi này! Nhưng lòng tôi liệu có muốn như thế?! Tôi đã luôn nghĩ rằng tuổi học trò của mình sẽ kết thúc một cách vô nghĩa. Chẳng tiệc tùng hay những bức ảnh chụp chung, chẳng ''cùng nhau đóng băng'' rồi khóc lóc như một trò đùa. Bởi lớp tôi ấy mà, chả đoàn kết như mọi người hay nghĩ. Vậy mà chẳng ngờ được có một ngày những điều đó lại đánh dấu cho một kết thúc đầy ý nghĩa với tôi.  Và tựa như vận tốc rơi của cánh hoa anh đào, nó đến thật nhanh và muộn màng nhưng tôi cuối cùng cũng đã bắt kịp và kết nên một thanh xuân đáng nhớ. Thanh xuân của tôi - một bức tranh được họa bằng những nét vui, buồn, tan, hợp. Người ta nói rằng trên đời này chẳng có ai hợp tính ai, chẳng qua vì yêu thương nên chúng ta nhường nhịn nhau, chúng ta thay đổi vì nhau. Và đúng là như thế, 22 con người lớp tôi, mỗi người một cá tính mạnh mẽ, suy nghĩ khác biệt, cách sống cũng khác nhau. N...

"Nếu mình không thể quên thôi thì đừng quên"

  Em tự nhủ lòng nỗi buồn nào rồi cũng sẽ qua, con người rồi cũng đổi thay để thích nghi với những niềm vui mới. Nhưng em nhận ra rằng. Chẳng có nỗi buồn nào biến mất, chỉ là chúng ta tạm quên nó trước những bộn bề của cuộc sống, tạm quên trước những áp lực lo toan. Rồi khi màn đêm buông xuống, yên ắng tĩnh mịch trong căn phòng bao lấy em, đó cũng là khi em biết mình chưa từng thật sự hưởng thụ một niềm vui trọn vẹn. Em vẫn buồn đấy thôi, vẫn hoài đau lòng đấy thôi, vẫn cứ nhớ anh đấy thôi nhưng nỗi đau của một người trưởng thành không giống với những người còn trẻ. Dẫu buồn dẫu đau, nhưng họ không gục ngã, nhưng họ không tạm quên mình là ai để đối diện, nhưng họ không chôn vùi bản thân vào nỗi buồn đó dài lâu. Mà họ, họ sống cùng với nỗi buồn.  Mỗi một sớm mai thức dậy, em ước mình trở về những năm tháng qua. Những ngày dại khờ rụt rè bên anh. Dù chẳng biết sẽ đi đến đâu, nhưng ta vẫn cứ ôm lấy nhau chẳng màn dòng đời tấp nập. Em ước mình hoài nhỏ bé, em ước mình không biết đ...

Những Ngày Đẹp Nhất Của T.

Tôi đã rời mái trường cấp ba ấy cũng được hai năm rồi. Nhưng hồn tôi vẫn vẹn nguyên theo năm tháng gắn bó với nơi đây. Nơi những phần kí ức đẹp đẽ, về tôi, về em, về những đứa bạn thân. Dẫu có phải lạc vào những kỉ niệm buồn hay vui, tôi cũng muốn lạc vào nơi ấy một lần nữa.    Tôi lạc về những ngày còn tản bộ trên con đường từ nhà xe đến cantin. Cái không khí nhè nhẹ mát lạnh buổi sớm mai, cái nắng chói chang xuyên qua những tán lá hay cơn mưa phùn nhẹ làm áo tôi ướt vai. Tôi cảm nhận rất rõ. Và dù đã trễ học đến nơi, tôi cũng chưa từng một lần vội vã. Bởi nơi mái trường này chẳng cho tôi cảm giác chạy đua với nhịp sống nhộn nhịp ngoài kia. Ở đây tôi gọi là gia đình, là nơi cất giữ những ngày tháng tuổi trẻ quý giá chầm chậm chảy trôi tôi luôn ước mong sao một lần được sống lại những khoảnh khắc ấy.  Tôi lạc vào bên hương vị đĩa cơm tấm, tô mì bên lũ bạn. Cả đám tụm năm tụm bảy bên cái hương vị bình dân mà chúng tôi phải cùng nhau chạy đua sau mỗi tiết 3. Bởi không ...